Tại Việt Nam, từ năm 2012 – 2016 đã xảy ra 8.200 vụ xâm hại trẻ em, trong đó 5.300 vụ là xâm hại tình dục, điều đó có nghĩa cứ 8 giờ trôi qua thì có 1 trẻ bị xâm hại. Vì đâu mà thực tế đau lòng này cứ tiếp diễn? Hãy cùng xem qua bộ hình “giáo dục giới tính và an toàn thân thể cho trẻ em – những sự thật chưa nói” do Red Cat thực hiện để hiểu hơn về những nguyên nhân sâu xa cần được giải quyết và chung tay tham gia dự án ANNA để bảo vệ trẻ em Việt Nam.
Theo công ước Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em thì “Tất cả mọi trẻ em đều có quyền được sống trong môi trường không có bạo lực, xâm hại và bóc lột”. Thế nhưng, tại Việt Nam không phải đứa trẻ nào cũng may mắn có được những quyền tưởng chừng như rất cơ bản như thế…
Cứ 4 Bé gái thì có 1 bé bị xâm hại tình dục.
Và 6 bé trai thì có 1 bé bị xâm hại tình dục.
Khi những vụ việc như xâm hại, bạo hành, bóc lột trẻ,… được phanh phui trên các mặt báo. Chúng ta luôn bày tỏ sự tức giận, mong muốn kẻ thủ ác phải bị trừng phạt thật nặng, đòi lại công bằng cho các em thật nhanh. Nhưng cũng thật đáng tiếc là sự phẫn nộ này không kéo dài được lâu mà nhanh chóng chuyển hướng sang một scandal khác trước khi chúng ta kịp chung tay thực sự làm gì đó…
Không chỉ một, mà có rất nhiều nguyên nhân sâu xa đan xen, chồng chéo nhau khiến cho trẻ em đã, đang và sẽ tiếp tục là mục tiêu dễ dàng cho những kẻ thủ ác.
Bộ hình phản ánh thực trạng mà những chuyên gia, các nhà thiện nguyện gặp phải khi tiếp xúc với các trường hợp đáng tiếc của các em.
Giáo dục giới tính đã sớm được đưa vào thời khóa biểu, nhưng thường là ở những tiết phụ, hay tiết chèn giữa các môn chính. Và thường được dạy ở cấp 2, độ tuổi các em đang có những tò mò về giới tính, điều này không sai, nhưng chưa đủ, vì theo thống kê của Hiệp hội Quốc gia Phòng chống Bạo hành trẻ em (NSPCC), độ tuổi trung bình của trẻ em bị xâm hại tình dục là 9 tức là học sinh lớp 4.
Ngày nay, các văn hóa phẩm chứa nội dung người lớn như phim ảnh, sách báo, truyện tranh ,… luôn ở trong “tầm mắt và tầm với” của các em.
Đối với các vụ xâm hại, 93% thủ phạm là người quen, và 47% trong đó là họ hàng và người trong gia đình. Các em phải làm gì? Khi nhà cũng không còn là nơi an toàn?
“Con tôi đẻ ra tôi có quyền”, “Chuyện nhà tôi, người ngoài thì biết gì”… là những câu trả lời ngụy biện thường nghe từ những vị phụ huynh bảo thủ. Hoặc đôi khi vì cha mẹ quá bảo bọc con mà trẻ mất luôn khả năng phản kháng, tự đòi quyền chính đáng của mình khi cha mẹ không ở đó.
Vì chính thế hệ người lớn cũng không được tiếp cận kiến thức khoa học về giáo dục giới tính, an toàn thân thể. Và thông tin về nạn nhân đôi khi được cung cấp còn nhỏ giọt, cộng đồng luôn khát thông tin, muốn giúp đỡ các nạn nhân nhưng không biết giúp ở đâu, như thế nào,…
Các chuyên gia, nhà thiện nguyện, tình nguyện viên,… còn hoạt động tự phát, thiếu định hướng rõ ràng cụ thể để có thể tác động sâu rộng và hiệu quả.
Vì kiến thức là “vũ khí soi sáng”…
Để các em nhận biết đúng sai, tốt xấu, để từ đó có thể tự bảo vệ mình.
Hãy tham gia, và lan tỏa sức mạnh cộng đồng!
Thực hiện bởi: Red Cat Motion.
Leave a Reply