Exemple

Hãy cùng nuôi dạy những em bé HẠNH PHÚC.
… bằng việc bảo vệ con đúng cách và nói chuyện với con về việc tự bảo vệ mình.


⭕️ Mình chưa bao giờ thấy vui vẻ/tự hào/hãnh diện gì khi ở những nơi công cộng, trong thang máy, đi bộ ngoài phố… có những người lạ bước tới khen Daisy xinh/dễ thương rồi thản nhiên đưa tay vuốt má con/hôn má con/kéo con lại để ôm. Ngược lại, mình đều nghiêm mặt, nhìn thẳng vào mắt họ và nhẹ nhàng nói “Xin lỗi cô/chú/anh/chị/, xin đừng chạm vào con tôi”.
⭕️ Nhiều người hiểu và ngay lập tức vui vẻ xin lỗi mình, xin lỗi Daisy. Còn lại phần đông thì dè bỉu, thậm chí bực bội nói lại mình, nào là ghê ghớm, chảnh, hoặc “thế thì khó nuôi con rồi”.
Thử tưởng tượng, bạn đang đi bộ, ngang qua một quán ăn có bày bàn ghế trên vỉa hè, tự dưng một ông mặt đỏ tía tai ngồi bàn nhậu, hơi thở vẫn nguyên mùi bia rượu thức ăn, vươn tay ra/tiến lại vuốt má bạn, rồi khen bạn xinh. Bạn sẽ nghĩ/làm gì? Tương tự với những người lạ trong thang máy, ở trung tâm thương mại, siêu thị… Bạn không thoải mái khi người khác chưa được phép mà đụng chạm vào cơ thể mình, tại sao lại tặc lưỡi chấp nhận hành động đó với con cái của mình? Chưa nói đến vấn đề vệ sinh (không thể biết nổi người lạ đó có bệnh về da/lây qua đường tiếp xúc/tay chân sạch sẽ vệ sinh) không, mà chỉ đơn giản, hãy nhớ về vô số những vụ bắt cóc thương tâm luôn khởi đầu với những kiểu lấy lòng và gần gũi trẻ con như thế (bắt chuyện, vuốt má, ôm, cho kẹo bánh…)
⭕️ Đó là chuyện khi con còn nhỏ. Đến quãng 1,5 tuổi trở lên, như Daisy là đã ý thức được dần dần về cuộc sống quanh con, học phân biệt tốt xấu hay dở rồi. Giờ bạn ấy 3 tuổi hơn, với những kiến thức đã biết được và những cuộc nói chuyện của 2 mẹ con, giờ bạn ấy hình thành rất rõ rệt quan điểm của bản thân về những chuyện nên/không nên. Ở lứa tuổi này, việc bố mẹ lờ đi, không nói chuyện, giải thích cụ thể cho con về những điều tốt xấu/nguy cơ, sẽ vô hình chung làm con hiểu và chấp nhận những nguy cơ đó một cách vô thức.
⭕️ Ngoài ra, mình vẫn thường nói chuyện với Daisy về “sự riêng tư” bao gồm cả “private parts” của bạn ấy và quyền riêng tư cá nhân của bạn ấy. Daisy giờ đã quán triệt sâu sắc về việc TUYỆT ĐỐI không cho người nào ngoài bố mẹ được thấy “private parts” của bạn ấy, việc không được cho người lạ vuốt má, béo tai, đụng chạm vào tay chân, thân thể. Khi đi cùng bố mẹ, có người lạ và kể cả người quen biết muốn được ôm hôn con, đều phải hỏi ý kiến của con, và mẹ đều khuyên Daisy, hãy từ chối việc ôm hôn, thay vào đó, con hãy chìa tay ra và bắt tay mọi người.
⭕️ Nếu chủ đề về giáo dục giới tính hay quyền riêng tư thân thể là quá khó nói, khó diễn tả với bố mẹ, hay thử đọc sách về an toàn thân thể và quyền riêng tư của trẻ, được hình tượng hóa qua những câu chuyện gần gũi, và có phần chú thích cách đọc, cách tương tác dành cho bố mẹ như bộ an toàn cho con yêu của Nhã Nam.
⭕️ Nhiều ý mình nói ở trên, mình tin rằng những người đã làm cha làm mẹ đều ý thức được, nhưng phần đông những người chưa có gia đình, chưa có con cái thường quá vô tư mà không hề biết. Nếu không quen biết, hay vẫy tay chào bé, tránh va chạm cơ thể tối đa. Nếu muốn vuốt má, bắt tay, hãy xin phép bố mẹ và em bé. Tránh việc hôn bé ở vùng mặt, tuyệt đối không hôn môi.
—————————————————————–
Để cập nhật được những cuốn sách hay về nuôi dạy con, các bố mẹ đừng quên:
– Like page Mầm Nhỏ https://www.facebook.com/mamnho.vn
– Subscribe (Đăng ký) Youtube Mầm Nhỏ https://www.youtube.com/c/mamnhovn
Chúc bố mẹ tìm được những thông tin hữu ích tại Mầm Nhỏ!
#Mamnho
#Cungnuoidaynhungembehanhphuc
#xamhaitinhductreem

Nguồn: Mầm Nhỏ

Facebook Twitter Google Digg Reddit LinkedIn Pinterest StumbleUpon Email
Exemple

8 KỸ NĂNG CƠ BẢN TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN CẦN DẠY BÉ TỪ NHỎ

Vì bố mẹ không thể ở cạnh con 24/24 nên bố mẹ hãy luôn nhắc con tự bảo vệ bản thân với 8 kỹ năng cơ bản sau nhé. Vì con chính là người bảo vệ tốt nhất của chính mình 😉

Nguồn: Afamily

  1. Dạy bé khi ở nơi đông người, nếu không thấy bố mẹ phải đứng yên một chỗ chờ bố mẹ, người thân đến đón. Ngoài ra, hãy dạy con tìm chú bảo vệ, chú công an hay người lớn đáng tin cậy ở xung quanh để gọi điện cho bố mẹ, người thân.
  2. Tuyệt đối không mở cửa cho người lạ khi người lớn vắng nhà cũng là một nguyên tắc bảo vệ bản thân quan trọng cần dạy trẻ.
  3. Dạy bé biết một số loại biển báo cơ bản, đi bộ trên vỉa hè, luôn đi bên phải, cách sang đường khi qua các ngã ba, ngã tư…
  4. Khi bị hỏa hoạn, bị người lạ giữ chặt… Giải thích cho trẻ hiểu nguy hiểm trong các tình huống ấy như thế nào và đưa ra một vài giả thiết để tự bảo vệ bản thân.
  5. Hướng dẫn con tránh xa những người chưa tốt bằng nguyên tắc bàn tay: ôm với ông bà, cha mẹ, các thành viên trong gia đình; nắm tay cô giáo, bạn bè hoặc họ hàng; bắt tay khi gặp người quen; vẫy tay với người lạ; xua tay thể hiện thái độ dứt khoát với người khiến trẻ thấy bất an.
  6.  Ngoại trừ bố mẹ khi giúp trẻ tắm rửa hay bác sĩ, y ta khi thăm khám cho trẻ, còn lại không ai được tùy tiện chạm vào cơ thể trẻ, đặc biệt là những vùng nhạy cảm.
  7. Dạy trẻ không được nghe theo những lời dụ dỗ của bất cứ người lạ nào và cũng không được đi theo họ, dù ở bất cứ nơi đâu.
  8. Trẻ con dễ bị dụ dỗ bởi những món quà ngay trước mắt, vì vậy cần dạy con biết cách nói không với các món quà hay bất cứ thứ gì từ người lạ.

Facebook Twitter Google Digg Reddit LinkedIn Pinterest StumbleUpon Email
Exemple

Tại Việt Nam, từ năm 2012 – 2016 đã xảy ra 8.200 vụ xâm hại trẻ em, trong đó 5.300 vụ là xâm hại tình dục, điều đó có nghĩa cứ 8 giờ trôi qua thì có 1 trẻ bị xâm hại. Vì đâu mà thực tế đau lòng này cứ tiếp diễn? Hãy cùng xem qua bộ hình “giáo dục giới tính và an toàn thân thể cho trẻ em – những sự thật chưa nói” do Red Cat thực hiện để hiểu hơn về những nguyên nhân sâu xa cần được giải quyết và chung tay tham gia dự án ANNA để bảo vệ trẻ em Việt Nam.

Theo công ước Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em thì “Tất cả mọi trẻ em đều có quyền được sống trong môi trường không có bạo lực, xâm hại và bóc lột”. Thế nhưng, tại Việt Nam không phải đứa trẻ nào cũng may mắn có được những quyền tưởng chừng như rất cơ bản như thế…

Cứ 4 Bé gái thì có 1 bé bị xâm hại tình dục.

Và 6 bé trai thì có 1 bé bị xâm hại tình dục.

Khi những vụ việc như xâm hại, bạo hành, bóc lột trẻ,… được phanh phui trên các mặt báo. Chúng ta luôn bày tỏ sự tức giận, mong muốn kẻ thủ ác phải bị trừng phạt thật nặng, đòi lại công bằng cho các em thật nhanh. Nhưng cũng thật đáng tiếc là sự phẫn nộ này không kéo dài được lâu mà nhanh chóng chuyển hướng sang một scandal khác trước khi chúng ta kịp chung tay thực sự làm gì đó…

Không chỉ một, mà có rất nhiều nguyên nhân sâu xa đan xen, chồng chéo nhau khiến cho trẻ em đã, đang và sẽ tiếp tục là mục tiêu dễ dàng cho những kẻ thủ ác.

Bộ hình phản ánh thực trạng mà những chuyên gia, các nhà thiện nguyện gặp phải khi tiếp xúc với các trường hợp đáng tiếc của các em.

Giáo dục giới tính đã sớm được đưa vào thời khóa biểu, nhưng thường là ở những tiết phụ, hay tiết chèn giữa các môn chính. Và thường được dạy ở cấp 2, độ tuổi các em đang có những tò mò về giới tính, điều này không sai, nhưng chưa đủ, vì theo thống kê của Hiệp hội Quốc gia Phòng chống Bạo hành trẻ em (NSPCC), độ tuổi trung bình của trẻ em bị xâm hại tình dục là 9 tức là học sinh lớp 4.

Ngày nay, các văn hóa phẩm chứa nội dung người lớn như phim ảnh, sách báo, truyện tranh ,… luôn ở trong “tầm mắt và tầm với” của các em.

Đối với các vụ xâm hại, 93% thủ phạm là người quen, và 47% trong đó là họ hàng và người trong gia đình. Các em phải làm gì? Khi nhà cũng không còn là nơi an toàn?

“Con tôi đẻ ra tôi có quyền”, “Chuyện nhà tôi, người ngoài thì biết gì”… là những câu trả lời ngụy biện thường nghe từ những vị phụ huynh bảo thủ. Hoặc đôi khi vì cha mẹ quá bảo bọc con mà trẻ mất luôn khả năng phản kháng, tự đòi quyền chính đáng của mình khi cha mẹ không ở đó.

Vì chính thế hệ người lớn cũng không được tiếp cận kiến thức khoa học về giáo dục giới tính, an toàn thân thể. Và thông tin về nạn nhân đôi khi được cung cấp còn nhỏ giọt, cộng đồng luôn khát thông tin, muốn giúp đỡ các nạn nhân nhưng không biết giúp ở đâu, như thế nào,…

Các chuyên gia, nhà thiện nguyện, tình nguyện viên,… còn hoạt động tự phát, thiếu định hướng rõ ràng cụ thể để có thể tác động sâu rộng và hiệu quả.

Vì kiến thức là “vũ khí soi sáng”…

Để các em nhận biết đúng sai, tốt xấu, để từ đó có thể tự bảo vệ mình.

Hãy tham gia, và lan tỏa sức mạnh cộng đồng!

Thực hiện bởi: Red Cat Motion.

Facebook Twitter Google Digg Reddit LinkedIn Pinterest StumbleUpon Email
Exemple

Với mong muốn góp phần tạo dựng một môi trường an toàn lành mạnh cho trẻ, Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam cho ra mắt bộ sách Giáo dục giới tính toàn diện gồm 4 cuốn: Không là không!, Bí mật rất cần bật mí, Thuyền trưởng cướp biển – Gái tài như trai và An toàn cho con yêu.

Trong đó cuốn cẩm nang “An toàn cho con yêu” cho bố mẹ và em những kỹ năng, kiến thức nhằm hạn chế nguy cơ trẻ bị xâm hại.

Cuốn cẩm nang này cho em nắm được:

  • Vùng riêng tư và vùng kín trên cơ thể là gì
  • “Đụng chạm an toàn” và “Đụng chạm không an toàn” khác nhau như thế nào
  • Nếu có những bí mật đau buồn hay khó chịu thì đừng giấu giếm
  • Cần làm thế nào nếu bị đụng chạm không an toàn
  • Nhận thức cơ bản về mình, đặc biệt với cơ thể của chính mình.

=>>> Tham khảo thêm những kiến thức về an toàn thân thể cho trẻ và đón đọc những thông tin về cuốn cẩm nang “An toàn cho con yêu tại:

Website: http://projectanna.vn/antoanchoconyeu/index.html

 

Facebook Twitter Google Digg Reddit LinkedIn Pinterest StumbleUpon Email